Cải bó xôi là loại rau giàu dinh dưỡng, chứa nhiều protein, nhiều vitamin và khoáng chất. Cứ 500g cải bó xôi thì chứa 12,5g protein, tính về số lượng bằng hàm lượng 2 qua trứng gà; 0,17g caroten, cao hơn cà rốt, hàm lượng vitamin C cao gấp đôi rau cải trắng, cứ 500g có 0.174g. Theo nghiên cứu, cải bó xôi rất thích hợp làm thức ăn cho trẻ nhỏ và người ốm, không có rau nào thay thế được.
Cải bó xôi
a. Thành phần và tác dụng:
Cải bó xôi là loại rau giàu dinh dưỡng, chứa nhiều protein, nhiều vitamin và khoáng chất. Cứ 500g cải bó xôi thì chứa 12,5g protein, tính về số lượng bằng hàm lượng 2 qủa trứng gà; 0,17g caroten, cao hơn cà rốt, hàm lượng vitamin C cao gấp đôi rau cải trắng, cứ 500g có 0.174g. Theo nghiên cứu, cải bó xôi rất thích hợp làm thức ăn cho trẻ nhỏ và người ốm, không có rau nào thay thế được. Vì trong đó có chứa protein hợp chất cacbon thủy hóa, vitamin A, B1, B2, C, D, K, P. Men chứa trong cải bó xôi có tác dụng tốt đối với việc tiết dịch của dạ dày và tụy. Những người bị bệnh cao huyết áp, thiếu máu, công năng ruột và dạ dày không bình thường, bệnh về đường hô hấp và bệnh về phổi ăn cái bó xôi rất tốt.
b. Bài thuốc phối hợp:
– Đại tiện táo bón, trĩ gây táo bón, thói quen táo bón, táo bón ở người già: Cải bó xôi 500g, rửa sạch, thái nhỏ, tiết lợn 250g, thái thành miếng cho đủ nước, đun thành canh, cho gia vị vừa ăn. Ăn hàng ngày hoặc cách một ngày một lần.
– Thiếu máu, dinh dưỡng kém: Cải bó xôi, số lượng không hạn chế, rửa sạch cho vào nước đun sôi, cho gừng sống và một ít muối, khi đã sôi đánh vào 2 quả trứng gà mỗi ngày ăn 2 lần, ăn liền trong 1 tháng.
– Quáng gà, chứng mắt khô: Cải bó xôi 250g, gan lợn 150g, cả hai đem xào chín ăn nhạt. Ngày ăn 1-2 lần.
– Bệnh tiểu đường loại nhẹ: rễ cải bó xôi 120g, màng mề gà khô 15g, sắc với nước uống vào buổi sáng và tối.
– Ăn không ngon thiếu tân dịch: nấu cháo gạo tẻ khi đã chín thì cho cải bó xôi vào ăn.
Mọi bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về info@nguonhyvong.com