Tiên Tri Giê-rê-mi
XXX. Phần giới thiệu
Chức vụ của Giê-rê-mi bắt đầu sau khi Ê-sai qua đời 60 năm. Ông được gọi là “Tiên tri than khóc.”
B. Từ chính của sách – Sự bội nghịch – Gie Gr 3:6, 12-14, 22
C. Chức vụ của ông kéo dài 40 năm.
D. Ông bị dân sự ghét bỏ vì sứ điệp của ông là đoán phạt không thương xót ( 15:10; 11:18-23).
E. Cha của Giê-rê-mi là tiên tri Hinh-kia.
F. Ba sự kiện trong chức vụ của Giê-rê-mi:
Trận chiến ở Mi-ghê-đô giữa Giu-đa và Ê-díp-tô trong thơi vua Giô-si-a,vua thứ 16 của Giu-đa và Nê-cô vua Ê-díp-tô. Ê-díp-tô thắng trận và Giô-si-a chết.
Trận chiến Cạt-si-mết (605 TC) giữa Ê-díp-tô và Ba-by-lôn. Ba-by-lôn thắng trận và người Giu-đa bị bắt làm phu tù.
Giê-ru-sa-lem bị sụp đổ, rơi vào tay người Ba-by-lôn.
A-si-ri đang suy yếu cho nên Giu-đa kết ước với Ê-díp-tô như lời cảnh báo của tiên tri Giê-rê-mi. A-si-ri bị Ba-by-lôn huỷ diệt 607 TC.
XXXI. Nội dung sách Giê-rê-mi
Các vua quan trọng thời Giê-rê-mi :
Giô-si-a- Trận chiến Mê-ghi-đô (một vị vua công bình).
Giô-a-cha cai trị ba tháng khi Giu-đa nộp triều cống cho Ê-díp-tô, Pha-ra-ôn Nê-cô truất phế Giô-a-cha và lập một người khác lên thay.
Giê-hô-gia-kim, người sẽ là con tốt của vua Nê-cô.
Thời trị vì của Giô-si-a
Giô-si-a nhận biết Giê-rê-mi là tiên tri của Chúa cho dù Giê-rê-mi nói tiên tri chống lại mong muốn của Giu-đa liên minh với Ê-díp-tô.
Giô-a-cha là vua trước Giê-hô-gia-kim nhưng ông chỉ cai trị có ba tháng và bị pha-ra-ôn truất phế bắt làm phu tù tại ê-díp-tô.
Trong lúc ấy có nhiều tiên tri giả nói rằng mọi sự đều tốt đẹp.
Tiên tri Giê-rê-mi khuyên họ đầu hàng Ba-by-lôn nhưng họ cứ tiếp tục khước từ.
Thời trị vì của Giê-hô-gia-kim
Giê-hô-gia-kim là con trai của Giô-si-a và là vị vua rất gian ác.
Dân sự nộp triều cống cho Ê-díp-tô cho nên Giê-hô-gia-kim chỉ quan tâm đến việc thâu góp của cải để nộp triều cống và phục vụ cho nếp sống ích kỷ của mình.
Ông cai trị 11 năm và luôn luôn chống nghịch tiên tri Giê-rê-mi.
Giê-ru-sa-lem sụp đổ , rơi vào tay Ba-by-lôn
Sau Giê-hô-gia-kim, tiên tri Giê-rê-mi chứng kiến quân Ba-by-lôn tiến vào cổng thành Giê-ru-sa-lem, họ bắt dẫn đi nhiều phu tù thuộc tầng lớp thượng lưu thậm chí nhiều năm trước khi Giê-ru-sa-lem thất thủ. Tầng lớp hạ lưu bị bỏ lại sau đó tiếp tục bị lưu đày.
Cảnh lưu đày xảy ra trong thời gian hai vua cai trị khác nhau tại Giê-ru-sa-lem.
Giê-hô-gia-kin là vị vua đầu tiên trong hai vua, người được dân sự chọn thay vì anh của ông là người kế vị. Ông cai trị một thời gian ngắn vì bị vua Ba-by-lôn bắt bỏ tù.
Vua kế tiếp là vua Sê-đê-kia con trai của Giô-si-a. Trong đời vua này có nhiều tiên tri giả nói mọi sự đều tốt đẹp vì tiên tri Giê-rê-mi nói điều này không phải là lẽ thật.
Giê-rê-mi tiếp tục cảnh cáo dân sự rằng Ba-by-lôn sẽ tấn công họ và họ nên đầu hàng trong hoà bình, nhưng dân sự chống đối và có nhiều người chết trong chiến trận.
Giê-rê-mi lại bị giam trong ngục khi thành bị vây.
Khi Ba-by-lôn chiếm Giê-ru-sa-lem, họ giết các con trai của vua trước mặt người. Họ móc mắt Sê-đê-kia, xiềng người bằng xích đồng rồi dẫn qua Ba-by-lôn.
Giê-rê-mi được người Ba-by-lôn đề nghị một chỗ tôn trọng ở Ba-by-lôn vì họ nghĩ rằng ông đứng về phía họ. Ông từ chối và họ cho phép ông ở lại Giê-ru-sa-lem cùng với một số ít người còn lại.

Ngay cả sau khi Giê-ru-sa-lem sụp đổ Giê-rê-mi tiếp tục giảng cho dân sự. Họ muốn trốn thoát đến Ê-díp-tô và ông khuyên họ không nên đi, nhưng dân vẫn cứ đi và ông cũng đi theo để rao giảng cho họ.
Chúng ta không biết chính xác Giê-rê-mi chết như thế nào. Một số người cho rằng ông chết trong khi ở Ê-díp-tô và có người khác cho rằng sau đó ông đi đến Ba-by-lôn và chết ở đó.
XXXII. Nghiên cứu kinh thánh

Đoạn 1
Gie Gr 1:1-5 Giê-rê-mi là con trai thầy tế lề Hinh-kia ở A-na-tốt, một trong các thành của thầy tế lễ cách Giê-ru-sa-lem 3 dặm về hướng đông bắc. Chúng ta thấy Giê-rê-mi nói tiên tri với năm vua trong thời ông làm tiên tri. Các vua đó là:
Giô-si-a
Giô-a-cha
Giê-hô-gia-kim
Giê-hô-gia-kin
Sê-đê-kia
Ông bắt đầu chức vụ vào năm thứ 13 đời vua Giô-si-a tại Giu-đa và kéo dài đến khi bị lưu đày đời vua Sê-đê-kia, khoảng 40 năm. Ông vẫn tiếp tục nói tiên tri sau khi Giu-đa bị bắt làm phu tù. Trong câu 5, Giê-rê-mi được Chúa dựng nên cho mục đích này. Ông được kêu gọi trước khi ông được hoài thai và Chúa biết tấm lòng ông trước khi ông ra đời. Vì biết ông, Chúa đã biệt riêng ông ra cho Ngài và đã quyết định những gì ông phải làm cho Chúa.
1:6-10 Chúng ta thấy sự đáp ứng của Giê-rê-mi trong câu 6 khi ông nói: “Ôi ! hỡ Chúa Giê-hô-va, nầy tôi vhẳng biết nói chi, vì tôi là con trẻ” điều này cho thấy rằng ông là một thanh niên. Chắc hẳn ông khoảng 20 tuổi, độ tuổi rất trẻ cho một người trở nên một tiên tri của Chúa. Nhưng Chúa tái khẳng định với ông trong câu 8 rằng ông đừng sợ vì Chúa sẽ ở với ông. Trong câu 9, Đức Chúa Trời tăng thêm sự thật là Ngài sẽ ở với Giê-rê-mi, Chúa phán Ngài sẽ ban lời cho ông để nói. Trong câu 10, chúng ta thấy phạm vi chức vụ của ông không chỉ đối với Y-sơ-ra-ên, vì Ngài phán: “Hãy xem, ngày nay ta lập ngươi trên các dân các nước”. Vì vậy, ông được Chúa giao phó một trách nhiệm lớn lao, và trách nhiệm đó liên quan đến hoặc nhổ, hoặc phá, hoặc diệt, hoặc đổ, hoặc dựng, hoặc trồng. Cho nên có thời kỳ phá đổ phải xảy ra để dựng lên.
Chúng ta phải cẩn thận không nên giới hạn Chúa bằng cách giữ chặt những điều mà Chúa phải phá đổ trong đời sống của chúng ta trước khi Ngài có thể xây dựng bông trái trong chúng ta và qua chúng ta. Chúng ta cần Chúa ban cho chúng ta khải tượng như là những nhà xây dựng thật sự để có thể thấy trong tâm trí của người khác một công việc tốt hoàn thành khi không nhìn thấy chứng cứ gì về kết quả của họ.
1:11-12 Chúa bảo Giê-rê-mi nhìn lên một cái gậy bằng cây hạnh. Cây hạnh là một trong những cây trổ sớm nhất vào mùa xuân. Ở đây nó làm hình bóng về việc xâm chiếm Giu-đa của Ba-by-lôn. Và như lời Chúa phán trong câu kế tiếp: “Ta sẽ tỉnh thức, giữ lời phán ta đặng làm trọn”. Đức Chúa Trời bày tỏ cho Giê-rê-mi sự xâm chiếm đã sẵn sàng và Ngài đang sẵn sàng đem sự xâm lấn của Ba-by-lôn đến Giu-đa, Ngài sẽ làm trọn điều Ngài đã phán nghịch cùng Giu-đa.
1:13-16 Ở đây Giê-rê-mi lại nhìn thấy một nồi nước đang sôi, cái nồi làm biểu tượng cho việc xâm chiếm Giu-đa của Ba-by-lôn, cái nồi hướng về phương bắc có nghĩa là sự xâm lược sẽ đến từ phương đó. Dầu Ba-by-lôn ở về phía đông, lộ trình đi vào Palestine thường đi vòng qua sa mạc và sau đó đi xuống từ phương bắc vào Palestine, đó là phương hướng được vẽ ở đây về phía trước của cái nồi. Trong câu 16, chúng ta thấy lý do tại sao Chúa đem sự đoán phạt chống lại Giu-đa là vì cớ họ chối bỏ Ngài và đi đốt hương cho các thần khác cũng như thờ phượng công việc bởi tay người làm ra. Họ tạo nên hình tượng rồi qùi xuống mà thờ lạy thay vì thờ phượng Chúa, Đấng đáng tôn thờ.
1:17-19 Ở đây chúng ta thấy trách nhiệm thứ hai của Giê-rê-mi, Chúa bảo ông phải sẵn sàng hành động, chờ dậy và nói cho họ mọi sự mà Chúa đã truyền. Chúa nhắc nhở Giê-rê-mi rằng Ngài sẽ ở với ông, ông không nên sợ sệt dân sự vì ông sẽ nói tiên tri nghịch cùng cả đất, nghịch với các vua, các quan trưởng, các thầy tế lễ và cả dân sự. Ông đừng sợ sệt dân sự vì Chúa sẽ ở bên cạnh để bảo vệ ông, mặc dầu dân sự sẽ chống nghịch ông nhưng họ sẽ không thắng.
Nămmạng lịnh Chúa truyền cho Giê-rê-mi trong chức vụ của ông:
“Chớ nói tôi là con trẻ” – 1:7
“Đừng sợ vì cớ chúng nó” – 1:8
“Vậy,ngươi hãy thắt lưng, chờ dậy” – 1:17
“Bảo cho chúng nó mọi sự mà ta truyền cho ngươi” – 1:17
“Đừng sợ sệt vì cớ chúng nó” – 1:17
Trong phần đầu câu 18, Đức Chúa Trời làm cho Giê-rê-mi trở thành ba điều:

Một thành vững bền
Một cột bằng sắt
Một tường bằng đồng nghịch cùng cả đất này
Chúa đang ám chỉ Giê-rê-mi sẽ mạnh mẽ, và ông sẽ vững vàng chống lại mọi thế lực của dân sự và Chúa lại sẽ ở với ông.
Đoạn 2
Đoạn 2 nói về sự bội nghịch của Y-sơ-ra-ên. Sự quở trách về sự thờ lạy hình tượng đáng xấu hổ, Giu-đa giống như người vợ ngoại tình bỏ chồng và dan díu với người đàn ông khác, làm cho chính mình trở thành một kỵ nữ.
2:1-3 Những câu này nhắc lại những kỷ niệm tốt đẹp Giu-đa đã có trong quá khứ khi họ tìm kiếm Chúa. Trong câu 1, chúng ta thấy Lời của Đức Giê-hô-va. Đây là sứ điệp Chúa phán cùng Giê-rê-mi và sứ điệp được bày tỏ trong ba phần:
Chúa nhắc Y-sơ-ra-ên nhớ lại những ngày tháng phước hạnh, 2:1-7
Chúa quở trách họï vì cớ họ lìa bỏ Ngài, 2:13
Chúa lên án họ tìm kiếm những thần tượng không xứng đáng thay vì cứ tiếp tục vâng theo Ngài, 2:10-12, 26-28.
Trong câu 2 chúng ta thấy Đức Chúa Trời phán: “Ta còn nhớ…tình yêu mến trong khi ngươi mới kết bạn”. Câu này nói về tình yêu mến của Y-sơ-ra-ên đối với Chúa khi còn ở trong đồng vắng. Tình yêu này phát triển bởi vì Y-sơ-ra-ên hoàn toàn nhờ cậy Chúa trong mọi sự và không có đặt lòng tin cậy vào một ai khác. Sau đó, Y-sơ-ra-ên chạy theo vật chất đời này và đặt lòng tin cậy nơi thần khác, họ đã bỏ lòng kính mến ban đầu đối với Chúa. Điều này cho chúng ta thấy rằng khi chúng ta tìm kiếm vật chất đời này thì cạm bẫy đang rình đợi đểù lôi kéo chúng ta ra xa khỏi mối giao thông với Chúa.
Trong câu 3 chúng ta thấy Y-sơ-ra-ên vốn là dân thánh biệt riêng cho Đức Giê-hô-va bởi vì dân ấy thuộc về Chúa hoàn toàn. Y-sơ-ra-ên không chia xẻ Đức Chúa Trời của họ với các thần khác. Và bởi vì dân Y-sơ-ra-ên là thánh được biệt riêng cho những mục đích thánh, Chúa mong đợi Y-sơ-ra-ên hành động thánh khiết vì cớ mối giao thông này. Nhưng bởi vì sự bất trung của Y-sơ-ra-ên đối với Chúa, mối thông công giữa họ với Chúa bị đổ vỡ và trong sách Giê-rê-mi, ông đã chỉ ra điều này.
2:4-8 Ở đây chúng ta thấy sự vong ơn bội nghĩa của Y-sơ-ra-ên đối với sự giải cứu của Chúa trong quá khứ. Trong câu 4 Chúa nói về tất cả các chi phái trong Y-sơ-ra-ên không chỉ nói với mười chi phái hoặc chỉ Giu-đa mà thôi. Trong câu 5-8 chúng ta thấy Y-sơ-ra-ên và Giu-đa liên quan đến mười tội chính được đề cập ở đây. Chúa hỏi: “Tổ phụ các ngươi có thấy đều không công bình gì trong ta?”. Vì vậy, chúng ta thấy rằng tội lỗi của dân sự là trách nhiệm của họ chớ không phải của Chúa. Mười tội ấy như sau:
Họ đã lìa xa Chúa
Họ bước theo sự hư không
Họ trở nên người vô ích
Họ không cầu hỏi Chúa
Họ đã làm ô uế đất thánh
Họ đã làm cho sản nghiệp của Chúa thành ra gớm ghiếc
Các thầy tế lễ không còn cầu hỏi ý Chúa
Những người chăn giữ đã bội nghịch cùng Chúa
Các tiên tri đã nhơn danh Ba-anh mà nói tiên tri
Họ đã đi theo những sự chẳng ích gì
Câu 6-7, Chúa gớm ghê Y-sơ-ra-ên vì cớ họ đã lìa bỏ Ngài. Họ không còn nhớ Chúa đã giải cứu họ ra khỏi xứ Ê-díp-tô, đem họ vào đất hứa rồi sau đó ban xứ Ca-na-an là một nơi đượm sữa và mật cho họ trú ngụ. Y-sơ-ra-ên không ghi nhớ những gì Chúa đã làm cho họ, và họ đã làm cho sản nghiệp Chúa thành ra gớm ghiếc.
Trong câu 8, chúng ta thấy những lãnh đạo của Y-sơ-ra-ên: các thầy tế lễ, tiên tri, người chăn giữ liên quan đến những tội lỗi nghịch cùng Chúa. Họ là những người chịu trách nhiệm về sự bội nghịch của cả dân tộc.
2:9-13 Chúa đang nói về sự vong ơn bội nghĩa của Y-sơ-ra-ên là điều không tự nhiên chút nào. Dầu họ vô ơn đối với Chúa, Chúa vẫn không quên họ là dân tuyển chọn của Ngài và Ngài sẽ không lìa bỏ họ. Chúa nói rằng Ngài sẽ nỗ lực đấu tranh để đem Y-sơ-ra-ên trở về vị trí ban đầu. Chúa chỉ ra thậm chí các dân ngoại đối xử với thần của họ còn tốt hơn Y-sơ-ra-ên đối với Chúa (Đức Chúa Trời hằng sống). Trong câu 13, chúng ta thấy Y-sơ-ra-ên phạm 2 điều gian ác. Trước tiên, họ đã từ bỏ nguồn nước sống, và thứ hai, họ tự đào lấy hồ không chứa nước được. Một điểm về thông tin – Palestine là một vùng đất khô khan. Vì vậy, từ bỏ một nguồn nước đang chảy với dòng nước tuôn trào mát mẻ để đi tìm nước ứ đọng hôi hám của một cái hồ là điều hoàn toàn vô lý. Nhưng đó là hành động mà Y-sơ-ra-ên đã chọn làm. Họ đang ở trong vị trí của nước cần thiết rồi xây qua một vị trí khác không chứa nước được, thật không thể hiểu nổi, nhưng đó là những gì Y-sơ-ra-ên đã làm trong khi không nhận biết tình trạng khát khao của mình cần đến Chúa. Nhưng họ xây qua thần tượng vô ích không có thể giúp đỡ họ, cũng không có quyền năng làm dịu cơn khát của họ.
2:14-19 Ở đây chúng ta thấy Y-sơ-ra-ên không học được gì qua lịch sử của họ. Trong câu 14, chúng ta thấy có nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến tại sao sự đoán phạt giáng trên họ. Trong câu 15, các sư tử con chỉ về Ba-by-lôn và A-si-ri, sự đoán phạt và sự huỷ diệt Y-sơ-ra-ên sẽ bởi hai nước này. Trong câu 16 chúng ta thấy quân đội Ê-díp-tô dưới quyền Nê-cô đánh bại Y-sơ-ra-ên tại trận chiến Mê-ghi-đô khi Giô-si-a bị tử trận (IIVua 2V 23:29-30). Nốp là một thành của Memphis, thủ đô của Ê-díp-tô. Tác-pha-nết là nơi có cung điện ưa thích của các vua Ê-díp-tô. Trong câu 17, cho chúng ta câu trả lời tại sao sự đoán phạt giáng trên Y-sơ-ra-ên, đó là vì “họ đã lìa bỏ Giê-hô-va Đức Chúa Trời”. Trong câu 18, chúng ta thấy Chúa khiển trách dân sự, đây là điều cần thiết bởi vì vẫn có một sự liên minh với Ê-díp-tô và A-si-ri trong Giu-đa và cả hai đều hoạt động trong lãnh vực chính trị thời Giê-rê-mi. Trong câu 19 chúng ta thấy rằng Y-sơ-ra-ên đang cố gắng nhờ cậy các dân ngoại thay vì tin cậy Đức Chúa Trời. Họ thật là ngu dại thay vì cầu vấn Chúa, họ lại dựa vào các nước khác.
Gie Gr 2:20-25 Ở đây chúng ta thấy tội lỗi quá đáng được đã để lại một vết nhơ hằn sâu. Giê-rê-mi bày tỏ nhà Y-sơ-ra-ên và Gia-cốp đã đi quá xa trong tội lỗi của họ. Trong câu 20 cho chúng ta thấy Đức Chúa Trời đã giúp đỡ và ở với Y-sơ-ra-ên trong quá khứ và họ nói rằng sẽ không phạm tội nghịch cùng Ngài. Nhưng Y-sơ-ra-ên cứ tiếp tục phạm tội cùng Chúa bởi sự gian dâm và thờ lạy các thần tượng giả dối. Trong câu 21, Y-sơ-ra-ên được trồng như một cây nho tốt nhưng không kết quả và trở thành một cây nho hoang hoặc cây nho lạ. Trong câu 22, chất “diêm cường” là một loại muối kiềm được dùng như xà bông và là một loại thuốc tẩy rửa rất mạnh lúc bấy giờ. Y-sơ-ra-ên đã cố gắng dùng loại xà bông này để tẩy đi tình trạng dơ bẩn của họ. Nhưng thậm chí với chất tẩy rửa cực mạnh này vẫn không thể tẩy sạch được tội lỗi của họ. Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể tẩy sạch tội lỗi mà thôi. Câu 23, dường như Y-sơ-ra-ên mù lòa trước sự sai lạc họ đã làm trước mặt Chúa, họ không biết rằng họ đã xa cách Chúa và đang ở trong tình trạng tội lỗi của mình. Câu 24, Y-sơ-ra-ên được so sánh với một con lừa cái rừng lẹ làng lao vào tội lỗi và bản chất của con lừa rừng là bướng bỉnh và buông tuồng. Câu 25, Y-sơ-ra-ên đã chọn lựa chạy theo những kẻ lạ và các thần giả dối. Và Y-sơ-ra-ên giống như một dâm phụ không biết xấu hổ đang chạy theo sau kẻ lạ. Chúa bảo Y-sơ-ra-ên chớ chạy chân trần và với một cổ họng khao khát như một dâm phụ.
2:26-37 Nói về Giu-đa không biết xấu hổ. Chúng ta thấy họ đã bị bắt quả tang trong sự hổ thẹn, nhuốc nhơ của mình, nhưng những lãnh đạo vẫn cứ tiếp tục thờ lạy hình tượng. Câu 27, chúng ta thấy “gỗ”, một cái cây hoặc một hình tượng bằng gỗ. Họ thờ lạy những hình tượng này và xây lưng lại với Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Song họ vẫn kêu nài Chúa khi gặp hoạn nạn. Trong câu 28, Chúa bảo Giu-đa hãy cầu khẩn các thần của họ trong những lúc khó khăn thay vì kêu la cùng Ngài. Giu-đa thờ rất nhiều thần tượng, chúng ta thử nghĩ nếu các thần của họ có lấy một chút quyền năng thì các thần ấy họp lại cũng đủ để giúp đỡ Giu-đa, nhưng trường hợp ấy không bao giờ xảy ra khi chúng ta tin cậy vào những điều giả dối của thế gian.
Trong câu 29, chúng ta thấy thái độ của Giu-đa khi sự sửa phạt đến họ lằm bằm cùng Chúa. Họ nghĩ rằng họ chẳng làm điều gì sai trật và Chúa có trách nhiệm phải giúp đỡ họ. Nhưng trong câu 30, Chúa cho phép họ chịu họan nạn để họ ngừng phạm tội. Nhưng họ vẫn tiếp tục phạm tội. Thậm chí có những tiên tri khuyên bảo họ ăn năn, họ đã không chịu nghe mà còn giết các tiên tri của Chúa giống như sư tử xé xác bất cứ vật gì cản đường chúng. Tội lỗi của họ phát triển rất nhanh và không thể kiểm soát được.
Trong câu 31, chúng ta thấy Giu-đa sẽ chỉ đến cùng Chúa khi nào họ muốn và vớiø mục đích của riêng họ nhằm mưu cầu lợi ích từ nơi Chúa. Chúa phán hỏi họ Ngài có tệ bạc với họ đến nỗi khiến họ phải lìa bỏ Ngài. Thật ra đó là lỗi lầm của dân sự bởi vì họ không quan tâm đến những điều thuộc về Ngài. Trong câu 32-33, Chúng ta thấy họ sẽ chỉ đến với Chúa khi nào họ thích mà thôi. Giu-đa đã trở nên quá xấu xa đến nỗi họ có thể dạy kẻ ác càng làm ác hơn, do đó họ cứ miệt mài trong tội lỗi và thờ lạy thần tượng. Chúng ta cũng thấy Giu-đa đang cố gắng làm mọi sự để trở nên bạn hữu với các quốc gia thờ lạy hình tượng. Trong câu 34, tội ác Giu-đa đã phạm là giết người nghèo vô tội. Trong câu 35, chúng ta thấy Giu-đa đầy sự dối trá khi họ nói rằng họ là vô tội trước mặt Chúa. Họ nghĩ rằng Chúa sẽ nguôi giận khi họ nói họ vô tội, nhưng đó là lời nói dối, sự hình phạt của Chúa sẽ giáng trên họ càng nặng hơn. Câu 36 nói đến các đảng phái chính trị khác nhau ở Giu-đa, họ đi vòng quanh tìm kiếm liên minh chống lại kẻ thù của họ. Dầu cho họ đã nhờ cậy Ê-díp-tô giúp đỡ, không có sự cứu giúp nào đến từ Ê-díp-tô cũng như A-si-ri. Câu 37, Giu-đa sẽ bị đoán phạt và không có cơ hội để ăn năn bởi vì Chúa không chấp nhận tất cả những gì Giu-đa đang nhờ cậy. Giu-đa sẽ không nhận biết những gì đang xảy ra cho đến khi quá trễ. Vì vậy, Giu-đa sẽ phải trông đợi điều gì?
Sự đoán phạt là chắc chắn
Sự mất mát đáng kinh ngạc và sự tàn phá đang chờ đợi Giu-đa
Giu-đa sẽ thất vọng về những kẻ họ nhờ cậy trong giờ phút quan trọng cần giúp đỡ
Giu-đa sẽ phải xưng nhận rằng hoạn nạn này không phải là số phận của mình.
Chúng ta thấy “chấp tay lên trên đầu” là một dấu hiệu của sự than khóc hay bày tỏ sự buồn rầu. Sự buồn rầu này xảy ra là do Ê-díp-tô bỏ rơi Giu-đa. Họ sẽ vô cùng thất vọng về tất cả những kẻ khác mà họ trông cậy ngoài Đức Giê-hô-va. Lúc bấy giờ, Ê-díp-tô là một quốc gia duy nhất có khả năng giúp đỡ Giu-đa nhưng ngay cả Ê-díp-tô cũng sẽ bỏ rơi Giu-đa.
Đoạn 13
Trong đoạn này Giê-rê-mi không chỉ nói với dân sự nhưng cũng đặc biệt nói với những người lãnh đạo và những người có điạ vị cao. Chúng ta thấy đoạn này có hai sự hiện thấy. Sự hiện thấy thứ nhất nói về dân sự được mô tả như một loại đai thắt lưng Chúa dùng như một kẻ hầu việc mang lại cho Ngài sự vinh hiển và tôn trọng. Nhưng họ đã trở nên dơ bẩn và ô uế, vì vậy Chúa cho phép họ bị đem đi giấu trong một kẻ đá khi Chúa đặt họ trong cảnh phu tù ở Ba-by-lôn 70 năm. Sự hiện thấy thứ hai về cái bình. Dân sự thay vì giữ những điều tốt đẹp trong bình của họ và sau đó rót ra như một hương thơm ngọt ngào cho Chúa, họ đã bội nghịch, bình của họ đầy rượu và thức uống mạnh đến nỗi họ say sưa, đánh lộn với nhau và đi lạc đường. Ngài đã phó họ vào sự nghiện ngập rượu mạnh và hoàn toàn mất tự chủ.
13:1-2 Y-sơ-ra-ên là cái “đai thắt lưng” của Chúa để đem lại cho Ngài sự tôn trọng. Nhưng họ đã không đến với Chúa thường xuyên để được tẩy sạch, vì vậy tội của họ phô bày công khai và họ đã không được thanh tẩy.Trong câu hai chúng ta thấy Giê-rê-mi trung tín thực hiện mạng lịnh Chúa truyền cho ông.
13:3-5 Ở đây chúng ta thấy lần thứ hai Giê-rê-mi nhận một sứ điệp Chúa truyền cho ông thực hiện một chuyến đi. Có một vài cuộc tranh luận không biết Giê-rê-mi có thực hiện một cuộc hành trình thật sự khoảng 600-800 dặm từ Giê-ru-sa-lem đến sông Ơ-phơ-rát và trở về hay đây chỉ là hình bóng. Một số người cho rằng có thể là một nơi khác được đề cập. Nhưng sự chỉ dẫn dường như rất rõ ràng, vì vậy tôi cho rằng Giê-rê-mi đã làm theo lời Chúa phán bảo ông. Chúng ta thấy ông đến đó để giấu cái đai thắt lưng ám chỉ Y-sơ-ra-ên sẽ bị bắt làm phu tù. Chúa cho phép Y-sơ-ra-ên bị giấu đi trong một kẻ đá do bởi tình trạng mục nát của họ.
13:6-11 Chúng ta thấy “sau nhiều ngày” chỉ đến thời gian 70 năm phu tù ở Ba-by-lôn, sau đó tinh thần dân tộc của Y-sơ-ra-ên sụp đổ, cũng giống như cái đai mục không sử dụng được nữa. Trong câu 8-11, Đức Chúa Trời sẽ hạ sự kiêu ngạo của họ xuống, Chúa đã khiến Y-sơ-ra-ên dính chặt với Ngài như thế nào và Chúa đã làm cho họ được trở nên tôn trọng như thế nào nhưng họ chẳng chịu nghe theo lời Ngài.
13:12 Ở đây chúng ta thấy dấu hiệu của cái bình không. Mọi bình được làm ra để được đổ đầy, nhưng Y-sơ-ra-ên đã từ chối được đổ đầy với những điều tốt lành của Chúa, Chúa sẽ cho phép họ được đổ đầy rượu thạnh nộ của Chúa.
13:13-17 Những câu này đề cập đến những người Chúa sẽ đổ sự say sưa trên họ. Đó là những người có địa vị cao, có trách nhiệm lãnh đạo dân sự. Sự hỗn loạn này sẽ gây ra tranh chấp và sự đụng chạm giữa các gia đình và Chúa sẽ không thương xót. Trong câu 15, Giê-rê-mi kêu nài dân sự hãy lắng nghe, từ bỏ sự kiêu ngạo đã đưa họ đến chỗ hình phạt. Tiên tri tiếp tục cảnh cáo họ hãy ăn năn trở lại cùng Chúa trước khi cơn thạnh nộ của Ngài chưa trút xuống. Trong câu 17, chúng ta thấy dân sự sẽ không ăn năn và con đường duy nhất họ có thể thoát khỏi là sự ăn năn trở lại với Ngài. Chúng ta thấy tình yêu rất lớn của Giê-rê-mi được bày tỏ qua sự than khóc, vì thế ông được gọi là “tiên tri than khóc”.
13:18-21 Vấn đề được lặp lại ở đây là dân sự phải từ bỏ sự kiêu ngạo và sự thờ lạy hình tượng nếu không Chúa sẽ cất tài sản của họ đi. Trong câu 20, Chúa đặt trách nhiệm trên những người lãnh đạo và Ngài đã hỏi họ: “Chớ nào bầy chiên đẹp đẽ đã được ban cho ngươi ở đâu?”. Trong câu 21, có thể ám chỉ đến Anti-Christ mà Y-sơ-ra-ên sẽ đồng ý tôn làm kẻ lãnh đạo mình nhưng sau đó người sẽ làm cho họ trở nên giống như người đàn bà trong cơn đau đẻ và họ sẽ có buồn rầu trong lòng. Điều này cũng tương tự như Y-sơ-ra-ên đã từng bị các nước mạnh hơn cai trị trên họ. Những nước này dẫn dụ họ chống nghịch cùng Chúa và khiến cho họ buồn rầu.
13:22-27 Khi họ tìm kiếm câu trả lời họ sẽ thấy rằng tội lỗi của họ đã làm cho họ suy yếu và bị tổn thương. Họ không nên nghĩ rằng dễ dàng quay trở lại khi họ đã đi quá xa, điều này nhắc nhở chúng ta khi đã lún sâu vào tội lỗi, chúng ta sẽ trở nên quen thuộc với nó và rất khó thay đổi. Sự so sánh trong câu 23 bày tỏ người Ê-thi-ô-bi không thể thay đổi được màu da, con beo không thể đổi được đốm vằn của nó cũng như chúng ta không thể thay đổi được tội lỗi của mình. Phần còn lại của đoạn cho chúng ta thấy rằng tội lỗi của họ sẽ bị phơi bày và họ sẽ nhận lấy phần xứng đáng với sự bội nghịch của họ. Kết thúc đoạn với lời than khóc của Chúa dành cho họ “Ngươi chẳng khứng làm sạch mình cho đến chừng nào?”. Chúa đang hỏi họ khi nào họ mới ăn năn bỏ con đường thờ lạy hình tượng của họ.
Đoạn 15

15:1-9 Ở đây chúng ta thấy Môi-se và Sa-mu-ên là hai người cầu thay vĩ đại, nhưng Chúa đã quyết định huỷ diệt dân sự và thậm chí Môi-se hay Sa-mu-ên cũng không thay đổi được quyết định của Ngài. Ngài không muốn nhìn thấy dân sự nữa. Chúa bảo Giê-rê-mi khi dân sựï hỏi họ sẽ đi đâu, ông hãy trả lời họ sẽ đi đến chỗ chết, hoặc bởi gươm, hoặc bởi đói kém, hoặc cảnh phu tù. Câu 4 Chúa sẽ tản lạc họ khắp nơi trên mặt đất như Ngài đã quyết định huỷ diệt Giu-đa vì cớ tội lỗi của Ma-na-se. Ma-na-se đã dẫn dụ dân sự thờ lạy hình tượng. Lúc bấy giờ Ma-na-se đã chết nhưng hậu quả gian ác của ông vẫn còn ảnh hưởng trên dân sự. Câu 6, hai tội của Giu-đa là từ bỏ Chúa và xây lại đằng sau. Chúa cảnh cáo sẽ hình phạt họ trước và đã thay đổi ý định, nhưng thậm chí khi Chúa bày tỏ lòng thương xót họ cũng không ăn năn, vì vậy bây giờ Ngài sẽ hình phạt họ và Ngài sẽ không thay đổi ý định. Câu 7, một cái nia là dụng cụ được dùng để sàng sảy tách trấu ra khỏi lúa. Chúa phán Ngài sẽ sảy dân sự ra khỏi đất như cái nia sảy trấu ra khỏi lúa. Câu 8 số goá phụ sẽ gia tăng bởi vì chồng của họ sẽ bị chết trong chiến trận. Những người mẹ sẽ bị xử bởi vì mất con trai mình trong chiến trận. Nê-bu-cát-nết-sa sẽ hãm đánh họ thình lình giữa ban ngày.
15:10 Giê-rê-mi đang than vãn trước mặt Chúa, bày tỏ sự cay đắng trong lòng ông. Ông không muốn là trung tâm của tất cả những cuộc tranh chấp này vì ông là một tiên tri. Ông bị ghét vô cớ chỉ vì ông nói thật với dân sự những gỉ Chúa đã bày tỏ cho ông. Ông là người thật thà nhưng dân sự ghét ông bởi vì lời tiên tri của ông trái với ý của họ.
15:11-14 Chúa bảo vệ Giê-rê-mi và những người nghèo bị bỏ lại trong xứ sau khi những người khác bị giết và bị bắt làm phu tù. Sắt và đồng chỉ về sự mạnh mẽ của Ba-by-lôn, sự yếu đuối của Giu-đa không thể chống cự nỗi. Câu 13-14 Chúa sẽ ném dân sự đi như một vật chẳng có giá trị gì. Bởi vì tội lỗi của họ đầy khắp đất, họ sẽ bị bắt làm phu tù cùng với tất cả đồ đạc châu báu sẽ đem qua xứ Ba-by-lôn.
15:15-18 Giê-rê-mi cầu xin Chúa trả thù những kẻ bắt bớ ông. Ông nhắc Chúa nhớ rằng ông đã chịu khổ vì danh Chúa. Chúng ta thấy Giê-rê-mi yêu mến lời Chúa đến nỗi ông ăn nuốt lời Chúa giống như ăn thức ăn và vui mừng. Câu 17 Giê-rê-mi nói tiên tri giữa vòng nhưng kẻ nhạo báng và khi họ nhạo báng lời tiên tri của ông liên quan đến tội lỗi của dân sự. Ông tức giận vì cớ dân sự không lưu tâm đến lời Chúa. Ông bị trục xuất khỏi xã hội bởi vì sự hà hơi thiên thượng khiến ông nói tiên tri. Ông bị chống đối bắt bớ liên tục và dường như Chúa bỏ rơi ông, không có an ủi ông. Ông lên án Chúa thất hứa với ông, giống như một con suối vào mùa khô làm cho khách du lịch thất vọng uống nước từ nó. Vì vậy chúng ta thấy rằng Giê-rê-mi đã trải qua những lúc khó khăn thật sự, ông nỗ lực giữ cho chính mình mạnh mẽ trong công tác Chúa đã kêu gọi ông làm trong những lúc công việc đã làm ông quá nản lòng.
15:19-21 Câu 19 Chúa đáp lời Giê-rê-mi Ngài sẽ hồi phục ông nếu ông ăn năn tội tự thương hại mình. Giê-rê-mi sẽ tiếp tục làm người phát ngôn cho Chúa nhưng ông cần được Chúa sửa phạt ý nghĩ và lời nói. Chúa bảo tiên tri hãy để dân sự đến cùng ông nếu họ muốn nghe lẽ thật. Ông không nên đi đến cùng dân sự và buộc họ phải nghe sứ điệp của ông. Điều này bày tỏ cho chúng ta một bài học, trước hết ngay cả những tiên tri cũng có thể bị lôi cuốn trong xác thịt và ở trong một nơi mà họ cố gắng làm công việc Chúa bằng sức riêng của họ thay vì nhờ cậy Chúa, và ơn phước của Chúa sẽ chỉ ban cho người nào theo mức mà người đó vâng theo đường lối và mục đích của Chúa. Sau đó Chúa lặp lại lời Ngài đã hứa với Giê-rê-mi trong 1:18-19 để bày tỏ Ngài vẫn không thay đổi bây giờ cũng như lúc ban đầu Ngài phán hứa với ông. Chúa hứa cứu thoát ông khỏi những kẻ gian ác đang chống nghịch ông.
Đoạn 16
Đoạn này và đoạn 15 cũng như các đoạn khác được viết dưới thời vua Giê-hô-gia-kim, một ông vua kiêu ngạo, ích kỷ và tham lam. Ông không quan tâm đến sự đau khổ của dân sự, ông chỉ dành thời gian trang trí, mở rộng cung điện của ông. Trong đoạn này Chúa truyền cho Giê-rê-mi phải ở độc thân làm hình bóng báo trước cho dân sự về sự tàn diệt sắp xảy đến.
16:1-9 Giê-rê-mi được truyền không nên có vợ và lập gia đình bởi vì sự huỷ diệt sẽ kíp đến trên Giu-đa. Đức Chúa Trời đã cất ơn phước khỏi dân sự. Sự huỷ diệt sẽ xảy ra bởi Ba-by-lôn làm hoàn thành từng chi tiết của lời tiên tri này. Trong câu 6-9, chúng ta thấy rằng sẽ không có sự than khóc người thân yêu chết và Giu-đa sẽ không còn tiếng vui mừng vì cớ tội lỗi của họ.
16:10-21 Trong câu 10, Chúa biết những câu hỏi không thể tránh khỏi của dân sự. Họ sẽ hỏi Chúa “Sao Đức Giê-hô-va rao những tai nạn này cho chúng tôi?” Trong câu 11, Chúa trả lời bởi vì tổ phụ của họ lìa bỏ Chúa và họ còn xấu hơn tổ phụ của họ nữa. Trong câu 14, Chúa nói về sự tập họp dân sự và có thể phần còn lại của đoạn này nói về cơn đại nạn tương lai sẽ xảy đến và Chúa sẽ thâu góp họ về từ mọi nơi trên thế giới là thể nào. Giống như người đánh cá sẽ bắt cá và người thợ săn bắt mồi, các dân ngoại sẽ tìm người Y-sơ-ra-ên và gởi trả họ trở về đất mình đặng họ sẽ lại trở nên một dân tộc. Nhưng trước khi Chúa khôi phục Y-sơ-ra-ên trở nên một nước đời đời, Chúa sẽ hình phạt họ gấp hai vì cớ tội lỗi của họ để họ sẽ trở lại cùng Ngài với một tấm lòng trọn vẹn. Điều này sẽ được ứng nghiệm đầy đủ vào kỳ đại nạn.
Đoạn 18
Đoạn này tổng quát chia làm ba phần chính:
Giê-rê-mi nhận được sứ điệp tại nhà của thợ gốm – 18:1-12
Bài thơ nhấn mạnh tội lỗi của Y-sơ-ra-ên trái ngược với bản chất Chúa mong muốn họ có – 18:13-17
Một âm mưu nghịch cùng Giê-rê-mi và lời cầu nguyện của ông chống lại kẻ thù – 18:18-23
Trong đoạn này chúng ta thấy Giê-rê-mi đi qua thung lũng đến nhà thợ gốm, quan sát một số điều thú vị về người thợ gốm như là Đấng sáng tạo. Khi thiết kế ban đầu của một cái bình bị hư, người thợ sẽ nắn nó lại thành một cái mẫu vật khác. Chúa là Đấng Tạo Hoá cũng làm như vậy đối với dân Ngài. Nếu đất sét nổi loạn và không đáp ứng theo mẫu của người thợ, nó sẽ bị vỡ và được nắn lại nếu có thể. Nếu đất sét vẫn còn mềm dẻo và không có cứng rắn trong cách riêng của nó, người thợ vẫn có thể tái tạo nó thành một cái bình có ích. Nhưng nếu đất sét quá cứng không nắn được nữa, nó sẽ bị vỡ, cũng như Giu-đa sẽ bị sụp đổ.
18:1-4 Chúa công bố tội ác của nhà Y-sơ-ra-ên và kêu gọi họ trở lại cùng Ngài. Trong câu 2, nhà thợ gốm là một cái xưởng nơi người thợ tạo nên những cái bình. Ngôi nhà này có thể ở tại trũng Him-nôm phía Nam Giê-ru-sa-lem, tiếp giáp với hệ thống thoát nước của thung lũng vào hồ chứa nước Si-lô-ê. Giê-rê-mi không được sai đến để quan sát người thợ gốm và để thuật lại những bài học đã học được, nhưng Chúa muốn bày tỏ cho Giê-rê-mi một lẽ thật: như đất sét ở trong tay người thợ gốm thể nào thì Y-sơ-ra-ên ở trong tay Chúa cũng thể ấy. Câu 3, có hai cái trục quay người thợ dùng để tạo nên những đồ gốm. Một cái thấp hơn được làm việc bằng chân để di chuyển đến cái cao hơn, là một cái đĩa dẹt hay là dĩa gỗ, trên đó đặt đất sét được người thợ nhào nắn bằng tay khi cái bàn xây quay tít. Câu 4, Giê-rê-mi quan sát người thợ gốm nắn cái bình khi nó bị hư, người thợ nhặt nó lên nắn thành một cái bình khác theo ý mình muốn. Điều này cũng giống như cách Chúa đối xử với dân Y-sơ-ra-ên. Dầu Y-sơ-ra-ên hư hỏng ví cớ tội lỗi, Chúa vẫn tiếp tục hành động trên Y-sơ-ra-ên. Nhìn lại trong đời sống, chúng ta thấy Chúa đã nhào nắn chúng ta qua những khó khăn và qua những thất bại của chúng ta. Chúng ta thấy Chúa luôn thành tín và chịu đựng chúng ta suốt một thời gian dài. Đây là tấm lòng của Chúa đối với dân sự của Ngài mặc dầu họ phạm tội, Chúa nhìn xuống con đường tại nơi Ngài sẽ có thể nhận ra họ.

18:5-10 Trong những câu này, chúng ta thấy trong lời tiên tri trước (17:24-26) đất nước được Chúa ban cho cơ hội để họ thay đổi sự đoán phạt, để có một dòng vua cai trị lâu dài ở Giê-ru-sa-lem, để có dân cư ở trong thành mãi mãi. Sự thương xót Chúa ban cho kéo dài khi có sự cải cách dưới thời Giô-si-a, nhưng đến đời Giê-hô-gia-kim đã đi theo con đường tội lỗi của thế hệ trước đó (IIVua 2V 23:37), điều này đã quyết định số phận của quốc gia. Lời tiên tri hiện tại Chúa vẫn bày tỏ lòng thương xót ban cho họ một cơ hội cuối cùng nếu họ chịu vâng theo sự nhào nắn của Chúa. Nhưng Y-sơ-ra-ên vẫn khước từ, họ nói rằng không còn hy vọng và họ sẽ bước đi theo mưu kế riêng của mình.
Gie Gr 18:11-17 Câu 11, Chúa lại ban cho Giu-đa một cơ hội ăn năn, nhưng họ quyết định không ăn năn, không thay đổi đường lối của mình, vì vậy sự đoán phạt phải đến. Câu 13, Y-sơ-ra-ên đã chọn làm việc rất gớm ghiếc, Chúa phán hỏi giữa các nước chưa bao giờ nghe điều như vậy. Câu 14, Chúa ám chỉ một kẻ ngu dại từ bỏ mảnh đất phước hạnh, một nơi được tuyết và nước của Li-ban dành cho vầng đá nơi đồng bằng. Lìa bỏ một nơi phước hạnh như vậy thật là ngu dại, cũng như Giu-đa ngu dại chọn lìa bỏ Đức Chúa Trời hằng sống đi thờ lạy những thần giả dối do tay con người làm ra. Chúng ta nhận được bài học trong những câu này, những kẻ lìa bỏ Chúa vì tính ngoan cố của họ chớ không phải vì Chúa bỏ bê họ. Khi một tội nhân lìa bỏ Chúa qua sự ham muốn những thú vui tội lỗi, họ sa vào nơi bị tước mất niềm vui thiên thượng của Chúa. Lạc thú tội lỗi sẽ đem họ đến một hậu quả khủng khiếp. Trong câu 16-17, đất của họ bị hoang vu, họ sẽ bị tản lạc và tan tác bởi trận gió đông của sự rủi ro.
18:18 Aâm mưu thứ hai nghịch cùng Giê-rê-mi, gồm những thầy tế lễ, các tiên tri giả và những người khôn ngoan của đền thờ hiệp lại lên án Giê-rê-mi.
18:19-23 Giê-rê-mi dâng trình nan đề của mình cho Chúa và ông nhắc Chúa rằng ông chỉ vâng lời Chúa và cố gắng làm nguôi cơn thạnh nộ của Ngài đối cùng dân sự, bây giờ ông bị báo trả điều ác thay vì điều thiện của ông. Giê-rê-mi tiếp tục kêu nài Chúa mang sự báo thù và sự đoán phạt đến. Theo Dakes ghi chú trong cột 1, Giê-rê-mi có lòng cứng rắn để cầu xin Chúa huỷ diệt dân sự như vậy, nhưng trước đây dân sự bội đạo không thể được cứu khỏi án phạt mà ông đã từng báo trước cho họ. Ông đã từng cầu thay cho họ, có tấm lòng đau thương, than khóc nhiều vì họ. Bây giờ ông chỉ vâng phục theo ý của Đức Giê-hô-va là mang sự đoán phạt đến trên kẻ bội nghịch.
Đoạn 19 Chúa đáp lời cầu xin của Giê-rê-mi, Ngài phán sẽ trút sự đoán phạt xuống dân sự như lời tiên tri Giê-rê-mi đã cầu xin.
Đoạn 20
20:1-6 Chúng ta thấy Pha-su-rơ là thầy tế lễ quản đốc đền thờ, lẽ ra ông là người bảo vệ Giê-rê-mi cũng làmột thầy tế lễ và là một tiên tri. Trái lại,Pha-su-rơ lại bắt bớ Giê-rê-mi. Pha-su-rơ đánh đòn và cùm Giê-rê-mi ở cửa trên Bên-gia-min, ở đó ông có thể bị dân sự khinh miệt và ông có thể không được thăm hỏi nếu nói tiên tri. Trong câu 3, Giê-rê-mi nói với Pha-su-rơ rằng tên ông sẽ được gọi là Ma-go-Mít-sa-bíp, có nghĩa là sợ hãi mọi bề (Pha-su-rơ: khoái lạc mọi bề). Trong câu 4, Giê-rê-mi nói tiên tri rằng Chúa sẽ phó Pha-su-rơ làm sự kinh hãi cho chính mình và cho bạn hữu của ông. Pha-su-rơ sẽ chứng kiến họ ngã chết bởi gươm của kẻ thù và Giu-đa sẽ bị Ba-by-lôn bắt làm phu tù rồi sau đó sẽ tàn sát họ ở đó. Câu 5-6, Giê-rê-mi nhấn mạnh tất cả sự giàu có của Giu-đa sẽ bị phó vào tay của vua Ba-by-lôn. Nê-bu-cát-nết-sa sẽ cướp đi hết thảy châu báu của Giu-đa. Câu 6, Pha-su-rơ cùng cả nhà ông và bạn hữu ông sẽ bị bắt làm phu tù. Oâng, gia đình và bạn hữu đều sẽ chết tại đó, cùng với tất cả những người mà ông đã nói tiên tri giả dối cho.
20:7-10 Trong câu 7, lời Giê-rê-mi than phiền trước mặt Chúa, dầu ông trung tín rao giảng lời Chúa tất cả dân sự đã chê cười và sỉ nhục ông. Ông đã trở nên trò cười ở giữa dân sự. Vì Chúa không có phán với ông rằng ông sẽ chịu đau đớn, Giê-rê-mi lên án Chúa đã lừa dối ông. Khi chúng ta đọc tiếp, dường như Giê-rê-mi muốn từ chối không nói lời Chúa nữa nhưng ông nhận ra ông sẽ không thể giữ lời Chúa trong lòng ông. Lòng ông như có lửa đốt cháy đến nỗi ông không thể cầm giữ lời Chúa trong lòng. Câu 10, có nhiều người nói xấu ông và tất cả bọn họ đều sẵn sàng buộc tội ông, kể cả những bạn bè thân thiết của ông. Mọi người đang trông mong ông trượt ngã để họ có thể trả thù ông.
20:11-13 Giống như Đa-vít, Giê-rê-mi đang tự khích lệ mình trước mặt Chúa, trong câu 11 “Đức Giê-hô-va ở với tôi như một tay anh hùng đáng khiếp: nên những kẻ bắt bớ tôi sẽ vấp ngã, sẽ chẳng thắng hơn”. Ở đây Giê-rê-mi lại đặt lòng tin cậy nơi Chúa, không còn sợ hãi và ông tiếp tục công việc của Đức Chúa Trời đã gọi ông làm, ông nhận biết kẻ thù ông sẽ xấu hổ trước mặt mình. Giê-rê-mi ngợi khen Chúa là Đấng xử đoán công bình, Ngài là Đức Chúa Trời hiểu biết lòng của chúng ta. Giê-rê-mi cầu nguyện xin Chúa báo trả kẻ ác. Chỉ một mình Chúa là Đấng giải cứu ông. Câu 13, Giê-rê-mi ngợi khen Chúa đã cất sự sợ hãi khỏi lòng ông, bây giờ trong hoàn cảnh của mình ông ngợi khen Chúa và dâng cho Ngài sự vinh hiển vì sự chiến thắng sau cùng.
20:14-18 Lời bình luận của Adam Clark cho chúng ta một điểm thú vị, những câu này nên đặt giữa câu 8-9, khi Giê-rê-mi đang ở trong tình trạng khốn khổ và ông kêu la cùng Chúa “Đáng rủa cho cái ngày mà tôi đã sinh! Nguyền cho cái ngày mà mẹ tôi đẻ tôi ra đừng được phước! Đáng rủa thay là người đem tin cho cha tôi rằng: Người đã sanh con trai! Nguyền cho người đó như các thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ, vì đã chẳng giết tôi từ trong lòng mẹ”. Khi chúng ta nhìn câu 8-9 với câu 14-18 ở chính giữa thì chúng ta thấy rất phù hợp,vì nó nói đến thái độ của Giê-rê-mi trước khi ông đổi mới niềm tin trước Chúa. Ông kêu la, phàn nàn trước Chúa và thậm chí rủa ngày sanh mình bởi vì chức vụ mà Chúa đã gọi ông làm quá khó khăn.
Đoạn 32
32:1-5 Câu 1-2, chúng ta thấy Nê-bu-cát-nết-sa kéo quân đánh Sê-đê-kia, vua Giu-đa và vây thành Giê-ru-sa-lem. Vào thời điểm thành bị vây, tiên tri Giê-rê-mi đang bị vua Sê-đê-kia giam trong ngục vì ông nói tiên tri với dân sự rằng Ba-by-lôn sẽ chiếm Giê-ru-sa-lem. Chúng ta không biết chính xác Giê-rê-mi ở tù bao lâu. Oâng bị giam giữ vì cớ lời tiên tri của mình. Sê-đê-kia ghét Giê-rê-mi vì ông nói tiên tri nghịch cùng ông, Giê-rê-mi nói vua sẽ không chống lại Ba-by-lôn và vua bị bắt làm phu tù ở Ba-by-lôn. Sê-đê-kia không thích nghe nói về sự đoán phạt của Chúa giáng trên ông, cũng như một số người khác. Đó là lý do tại sao khi chúng ta đi đến với một anh em không có yêu mến Chúa và cố gắng sưả sai cho họ, họ sẽ không chấp nhận và điều đó chỉ làm cho họ tức giận chúng ta. Nhưng nếu họ có tấm lòng mềm mại trước mặt Chúa, họ sẽ chấp nhận sự sửa sai và họ ao ước tái lập mối thông công đúng đắn với Chúa. Đó không phải là tấm lòng của Sê-đê-kia.
32:6-14 Quyền của người bà con chuộc sản nghiệp như Ha-na-mê-ên, em họ Giê-rê-mi đến với Giê-rê-mi như lời Chúa đã báo trước và đề nghị Giê-rê-mi mua một miếng ruộng thuộc quyền sở hữu của Ha-na-mê-ên ởø A-na-tốt. Vì Chúa đã bảo Giê-rê-mi làm điều này, Giê-rê-mi biết rằng đó là lời của Chúa truyền cho mình nên ông mua miếng ruộng với giá 17 siếc-lơ bạc (khoảng 10 đô-la và 88 xu)Việc mua bán có người làm chứng một cách hợp pháp và được đóng dấu, trả bằng tiền mặt. Tất cả những điều này được làm trong khi Giê-rê-mi còn ở trong tù, vì vậy ông làm mọi sự cần có người làm chứng việc mua bán trước các bậc có thẩm quyền một cách hợp lệ. Trong câu 13, Giê-rê-mi giao trách nhiệm cho Ba-rúc tuyên bố cho cả Y-sơ-ra-ên được biết điều này là một dấu cho họ tờ khế bị bỏ trong một cái bình bằng đất nhiều ngày, cũng như Y-sơ-ra-ên bị lãng quên trong nhiều ngày, nói về 70 năm phu tù. Sau đó, người Giu-đa sẽ được trở về Palestine, lại có vườn nho và ruộng đất mà Đức Chúa Trời đã mua chuộc cho họ và Chúa sẽ lại ban phước cho họ.
32:15 Trong câu này chúng ta thấy sự ứng dụng về việc Giê-rê-mi mua chuộc đất của Ha-na-mê-ên, Chúa bày tỏ cho Y-sơ-ra-ên biết rằng họ sẽ lại sở hữu đất nhờ bởi một người mua chuộc sản nghiệp cho họ là Đấng Christ. Nhưng nó cũng được ứng nghiệm trực tiếp về sự kiện sau 70 năm lưu đày, họ đã được trở về Tổ quốc của mình.
32:16-36 Giê-rê-mi dâng lời ngợi khen Chúa và xưng nhận sự vĩ đại của Chúa. Câu 25, Giê-rê-mi dường như đang hỏi Chúa liên quan đến mạng lịnh Chúa truyền cho ông dùng bạc mua ruộng và mời người làm chứng, thành sắp bị nộp trong tay người Canh-đê. Nhưng Chúa trả lời trong phần kế tiếp (32:26-36) Chúa tái khẳng định (c.27) “Nầy, ta là Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của mọi xác thịt; có sự gì quá khó cho ta chăng?”. Đức Chúa Trời đã tuyên bố sự vĩ đại của Ngài trong câu trả lời cho Giê-rê-mi và Ngài nói trước những gì sẽ xảy ra với cả Y-sơ-ra-ên. Chúa cũng đưa ra lý do vì họ đã làm điều gian ác trước mặt Ngài từ thuở còn trẻ, họ đã dâng con mình cho thần Mô-lóc, một thần tượng giả dối. Cho nên, bây giờ Đức Chúa Trời giáng đoán phạt trên thành Giê-ru-sa-lem như lời Ngài đã hứa Ngài sẽ làm huỷ diệt họ bằng gươm, đói kém và bệnh dịch.
32:37-44 Đức Chúa Trời lại nói Ngài sẽ thâu nhóm Y-sơ-ra-ên từ mọi nước mà Ngài đã đuổi họ đến. Ngài sẽ khiến họ nhóm hiệp lại và sống yên ổn trong đất của họ. Họ sẽ lại được gọi là dân Chúa và Ngài sẽ lại là Đức Chúa Trời của họ. Họ sẽ có tấm lòng mới như Ngài hứa sẽ cất lòng bằng đá khỏi họ và ban cho họ tấm lòng bằng thịt. Trong câu 40, Chúa công bố rằng Ngài sẽ lập một giao ước đời đời với họ. Họ sẽ không xây bỏ Ngài. Ngài sẽ tiếp tục đổ sự nhơn từ trên họ. Họ sẽ tôn kính Ngài và sẽ không lìa bỏ Ngài. Điều này đem lại cho Chúa niềm vui. Cũng như Ngài đã từng giáng sự đoán phạt trên họ vì cớ họ làm điều sai trái, Ngài cũng sẽ ban sự tốt lành dồi dào trên họ vì họ vâng lời Ngài. Trong những câu cuối cùng Đức Chúa Trời lại tuyên bố dầu họ sẽ bị bắt làm phu tù, sẽ đến một thời kỳ họ sẽ có thể mua đất và mời người làm chứng về sản nghiệp họ được chuộc giống như điều Giê-rê-mi đã làm với đám ruộng ông đã mua của Ha-na-mê-ên. Vì vậy, ở đây chúng ta thấy rằng Chúa đưa họ qua sự đoán phạt và sau đó hồi phục họ trở lại vị trí Ngài mong muốn họ có trước mặt Ngài.
Đoạn 36
Đoạn này tiếp tục tường thuật những sự kiện dẫn đến sự vây thành Giê-ru-sa-lem. Giê-hô-gia-kim là vua Giu-đa đã từng ở dưới ách thống trị của Nê-cô, vua Ê-díp-tô. Nhưng sau đó người ở dưới sự cai trị của Nê-bu-cát-nết-sa. Đoạn này dường như được đặt ở giữa hai sự kiện này.
36:1-4 Chúa truyền cho Giê-rê-mi viết mọi lời Chúa phán bảo ông trong một cuốn sách, điều này là do bởi việc Ba-by-lôn sắp xâm chiếm Giu-đa. Chúng ta thấy trong câu 3 đây là một cơ hội cho dân sự lưu tâm đến lời Chúa và ăn năn tội lỗi mình và Chúa sẽ tha thứ sự gian ác của họ. Theo Josephus, Ba-rúc là một người rất quan trọng có địa vị cao. Giê-rê-mi đọc cho Ba-rúc viết mọi lời tiên tri Chúa truyền cho ông.
36:5-10 Giê-rê-mi đang ở tù không thể đi đến đền thờ. Vì vậy, ông sai Ba-rúc, là người thư ký, mang cuốn sách đến đền thờ cho dân sự trong ngày kiêng ăn (c.6) Ngày kiêng ăn là ngày tốt cho Ba-rúc đọc lời Chúa cho dân sự nghe vì có rất nhiều người tụ họp đông đúc và tấm lòng họ có thể mềm mại vì cớ sự kiêng ăn Ba-rúc là người trung tín vâng phục uy quyền Chúa đặt để trên ông là Giê-rê-mi, ông làm tròn trọng trách Giê-rê-mi giao phó cho mình. Trong câu 10, Ba-rúc đi đến phòng của Ghê-ma-ria, con trai Sa-phan và là anh em của A-mi-cam, người là bạn và là người bảo vệ Giê-rê-mi. Phòng này nằm trên lối vào của hiên cửa phía đông, tại nơi này Ba-rúc đọc cho dân sự nghe lời Chúa.
36:11-13 Ở đây chúng ta một người khác tên là Mi-chê, con trai của Ghê-ma-ria, nghe Ba-rúc đọc lời Chúa, ông liền đi xuống cung vua trong phòng thư ký và thuật lại hết mọi lời mà ông đã nghe cho các quan trưởng đang ngồi tại đó.
36:14-19 Các quan trưởng sai Giê-hu-đi tìm Ba-rúc và dẫn người đến cùng họ. Khi Ba-rúc đến đọc cho họ nghe lời tiên tri Giê-rê-mi đã bảo người chép. Các quan trưởng nói rằng họ sẽ thuật cho vua nghe mọi lời mà Ba-rúc đã đọc. Họ gạn hỏi Ba-rúc làm thế nào ông có thể chép mọi lời này có phải Giê-rê-mi đã đọc cho người chép? Ba-rúc trả lời rằng Giê-rê-mi đọc mọi lời và ông dùng mực chép vào cuốn sách. Các quan trưởng bảo Ba-rúc và cả Giê-rê-mi nên ẩn mình đừng cho ai biết hai người ở đâu.
36:29-26 Ở đây chúng ta thấy lời Chúa tác động trên vua Giê-hô-gia-kim. Các quan trưởng cất cẩn thận cuốn sách trong phòng thư ký, sau đó họ đi đến cùng vua và thuật hết mọi lời cho vua nghe, vua sai Giê-hu-đi đi lấy cuốn sách và đọc cho vua nghe. Vua chỉ mới nghe đọc một phần về những gì Giê-rê-mi nói tiên tri, vua giựt lấy cuốn sách, lấy dao cắt nhỏ ra và ném vào trong lửa. Vua đốt cuốn sách mặc dù có ba người đã cầu xin vua đừng huỷ diệt nó. Sau đó, vua truyền cho người đi bắt Ba-rúc và Giê-rê-mi nhưng Chúa đã giấu hai người.
36:27-32 Sau khi nghe tin vua đã huỷ diệt cuốn sách ban đầu, Giê-rê-mi đến cùng Ba-rúc và bảo ông chép lại mọi lời tiên tri đã được chép trong cuốn trước và thêm vào những lời tiên tri về sự đoán phạt Chúa giáng trên vua.
Đoạn 37
37:1-2 Sê-đê-kia làm vua thay cho Giê-cô-nia, một tên khác của Giê-hô-gia-kin, con trai của Giê-hô-gia-kim. Giê-hô-gia-kin chỉ cai trị ba tháng tại Giê-ru-sa-lem trước khi bị bắt làm phu tù ở Ba-by-lôn. Sê-đê-kia là một vị vua bù nhìn dưới quyền của Nê-bu-cát-nết-sa, và ông cai trị 11 năm trước khi bị bắt làm phu tù ở Ba-by-lôn. Cả Giê-hô-gia-kim và Giê-hô-gia-kin, con trai người, đều không lắng nghe lời Chúa truyền cho Giê-rê-mi, thời trị vì của họ có đặc điểm là gian ác. Sê-đê-kia tuy không có ý chí mạnh mẽ và gian ác như Giê-hô-gia-kim nhưng ông cùng các tôi tớ mình và dân sự cũng không chịu lắng nghe lời tiên tri. Sê-đê-kia là loại người yếu đuối và dao động thường bị quần thần xung quanh mình dẫn dụ đi con đường sai trật nắm giữ quyền lực trong thời trị vì của Giê-hô-gia-kim.
37:3-4 Sê-đê-kia yêu cầu Giê-rê-mi cầu nguyện với Chúa thay cho Giu-đa, và bấy giờ Giê-rê-mi đã được thả tự do vì ông có thể đi ra và đi vào giữa vòng dân sự. Dường như lạ lùng nếu Sê-đê-kia có lòng tiếp nhận Giê-rê-mi là một tiên tri và cảm biết rằng Giê-rê-mi là người kề cận bên Chúa, Sê-đê-kia sẽ lắng nghe lời của Giê-rê-mi nhưng Sê-đê-kia không có tấm lòng để làm như vậy. Có nhiều người không tin kính Chúa thường tìm người tin kính cầu thay cho họ khi gặp nan đề khó khăn.
37:5 Giê-ru-sa-lem đang bị người Ba-by-lôn vây xunh quanh và vua Sê-đê-kia đã cầu cứu Pha-ra-ôn ở Ê-díp-tô. Chúng ta biết thời điểm này Sê-đê-kia đang nộp triều cống cho Ba-by-lôn và Nê-bu-cát-nết-sa, nhưng lại bước vào mối quan hệ riêng tư với Pha-ra-ôn. Nhà bình luận Adam Clark nói rằng quân đội của Pha-ra-ôn là quân đội của Pha-ra-ôn Hophra, người cai trị kế vị cha mình là Pha-ra-ôn Nê-cô. Trong câu 5, khi nghe tin quân đội Ê-díp-tô đang tiến đến gần, quân Canh-đê hay Ba-by-lôn rời khỏi thành Giê-ru-sa-lem để đối đầu với quân đội Ê-díp-tô.
37:6-10 Bấy giờ Giê-rê-mi sai hai người mà vua Sê-đê-kia đã sai đến yêu cầu ông cầu nguyện, trở lại cùng Sê-đê-kia với sứ điệp sau đây:
Trước hết, quân đội Ê-díp-tô sẽ nhanh chóng trở về xứ mình. Sau đóhọ sẽ bị quân Canh-đê đánh bại và đặc biệt là không có thương xót Giu-đa, quân đội Pha-ra-ôn lập tức quay về Ê-díp-tô.
Ông cũng bảo hai người truyền đi tin tức quân Canh-đê sẽ trở lại.
Thứ ba, quân Canh-đê sẽ chiếm lấy thành.
Thứ tư, quân Canh-đê sẽ đốt phá thành.
Ông tiếp tục bảo dân sự sẽ hoàn toàn không có sự tiếp cứu, nếu dân Y-sơ-ra-ên có thể giết hoặc làm bị thương hết quân Canh-đê thì những người bị thương sẽ nổi dậy để huỷ diệt thành.
37:11-14 Khi quân Canh-đê trở về xứ, Giê-rê-mi rời Giê-ru-sa-lem và trở về đất Bên-gia-min để tách biệt khỏi giữa dân sự theo câu 12. Chắc hẳn ông nghĩ rằng chức vụ đặc biệt của ông đã chấm dứt, ông đã có thể trở lại với chức thầy tế lễ theo ban thứ của ông, nơi mà ông được kêu gọi. Trên đường đi Giê-rê-mi bị Gi-rê-gia bắt và buộc tội ông đầu hàng người Canh-đê. Gi-rê-gia là con trai Sê-lê-mia, cháu của Ha-na-nia, một tiên tri giả đã tranh đấu với Giê-rê-mi trong 28:10. Vì vậy, người đốc canh trẻ tuổi này muốn gây chuyện với Giê-rê-mi liên quan đến sự kiện của ông nội mình. Giê-rê-mi cố bày tỏ mình vô tội với lời buộc tội giả dối nhưng Gi-rê-gia không nghe.
37:15-16 Giê-rê-mi bị bắt đánh đòn rồi bị giam trong nhà thơ ký Giô-na-than. Ông bị giam trong ngục nhiều ngày.
37:17 Ở đây chúng ta thấy rằng Sê-đê-kia không những biết Giê-rê-mi đang bị giam trong ngục mà chắc hẳn vua cũng góp một tay trong việc giam giữ Giê-rê-mi, vì sau đó vua sai gọi Giê-rê-mi ra khỏi ngục và hỏi kín người rằng Chúa Giê-hô-va có phán lời gì chăng?. Giê-rê-mi trả lời không những ông có nghe lời Chúa phán mà ông còn can đảm nói vua sẽ bị phó vào tay vua Ba-by-lôn. Giê-rê-mi thật là can đảm khi nói lời này vì hiện tại sanh mạng của ông đang nằm trong tay vua.
37:18-20 Giê-rê-mi hỏi vua Sê-đê-kia tại sao ông bị bỏ tù và cầu xin vua thả ông ra, ông chỉ cho vua thấy rằng ông đã nói lời Đức Chúa Trời. Giê-rê-mi hỏi vua những người đã nói tiên tri người Ba-by-lôn sẽ không đánh đất này thì nay ở đâu?. Để ý câu 20, Giê-rê-mi khôn ngoan lập lại sự kiện Sê-đê-kia vẫn là vua, trong cùng một cách Đa-vít đã bày tỏ ân điển đối cùng vua Sau-lơ, người vẫn là vua của Đa-vít dầu người không xứng đáng. Cả Giê-rê-mi và Đa-vít đã từng bị các vua trên đất này đối xử tệ bạc, nhưng họ nhận ra họ đang ở trong quyền tể trị của Chúa. Giê-rê-mi cầu xin vua đừng giao ông lại trong nhà Giô-na-than vì ông biết chắc mình sẽ chết ở nơi đó.
37:21 Chúng ta thấy rằng vua đã không có can đảm giải thoát cho Giê-rê-mi dầu vua có quyền làm điều đó, vua bèn truyền giữ ông trong nơi hành lang lính canh. Nơi này thuộc về hành lang của vua, vì vậy Giê-rê-mi bị giam lỏng ở đây dưới sự chu cấp lương thực của lính canh hoàng cung. Chúng ta cũng thấy sự chu cấp của Chúa cho Giê-rê-mi, trong đó vua có thể cung cấp lương thực cho đến thời điểm đói kém xảy đến.
Đoạn 52
Khi chúng ta nhìn vào những chữ cuối cùng trong đoạn 51, trong câu 64 “Lời của Giê-rê-mi đến đây.” Chúng ta sẽ nghĩ rằng sách Giê-rê-mi đã kêùt thúc ở đây. Vì vậy, đoạn 52 là phần thêm vào sau thời của Giê-rê-mi và người ta tin có thể là E-xơ-ra viết sau thời kỳ lưu đày trở về, trong đó có phần tường tường thuật ngắn song song với sách IIVua 2V 24:18-20; 25:1-30 . Đoạn này cũng giới thiệu sách Ca-thương của Giê-rê-mi kế tiếp, và tường thuật về những sự kiện than khóc dậy lên trong sách Ca-thương.
Gie Gr 52:1-3 Sê-đê-kia 21 tuổi khi người lên ngôi cai trị. Người trị vì 11 năm ở Giê-ru-sa-lem và là vị vua cuối cùng của Giu-đa. Một điều thú vị là lời tiên tri của Ô-sê báo trước 135 năm đã hoàn toàn ứng nghiệm, theo OsHs 3:4 có chép “Vì con cái Y-sơ-ra-ên sẽ trải qua nhiều ngày không vua, không quan trưởng, không của lễ, không trụ tượng, không ê-phót, và không thê-ra-phim”. Điều này thực sự đã xảy ra vì triều đại Sê-đê-kia chấm dứt khi ông bị bắt làm phu tù ở Ba-by-lôn, vì cớ ông nổi loạn chống lại Nê-bu-cát-nết-sa, không trung thành với Chúa và không tôn trọng giao ước giữa ông và Nê-bu-cát-nết-sa mà Chúa tôn trọng như là giao ước của Ngài.
Gie Gr 52:4-7 Bởi vì sự nổi loạn của Sê-đê-kia, Giu-đa bị Ba-by-lôn bao vây vào ngày 10 tháng 10 năm thứ chín đời trị vì của Sê-đê-kia. Cuối cùng thành rơi vào tay Ba-by-lôn vì có cơn đói kém lớn theo câu 5 và 6, vào ngày 9 tháng tư năm thứ 11 đời trị vì của Sê-đê-kia. Vào thời điểm này, đêm trước khi thành bị phó vào tay người Ba-by-lôn, quân lính Y-sơ-ra-ên chạy trốn khỏi thành nhưng bị quân Canh-đê đuổi theo bắt lại.
52:8-11 Người Canh-đê không chỉ đuổi theo vua và quân lính nhưng họ bắt được Sê-đê-kia tại đồng bằng Giê-ri-cô. Họ dẫn Sê-đê-kia đến thành Ríp-la và xử đoán người tại đó, các con trai vua bị giết trước mặt người, còn vua bị móc mắt và bị xiềng lại rồi bị bắt làm phu tù ở Ba-by-lôn, nơi vua chết ở trong ngục.
52:12-15 Phần này chúng ta thấy sự huỷ diệt Giê-ru-sa-lem xảy ra vào ngày 10 tháng thứ năm, năm thứ 19 đời trị vì của Nê-bu-cát-nết-sa, vua Ba-by-lôn khi người sai quan đầu thị vệ Nê-bu-xa-A-đan đến Giê-ru-sa-lem đốt nhà của Đức Giê-hô-va, cung vua và hết thảy nhà cửa ở Giê-ru-sa-lem, đánh đổ các tường thành Giê-ru-sa-lem. Những gì còn sót lại bắt đi làm phu tù chỉ để lại những người nghèo trong xứ, những người này chắc hẳn không đủ sức đi một chặng đường dài.
52:16-23 Nói về tất cả chiến lợi phẩm Nê-bu-xa-A-đan lấy đem về Ba-by-lôn chỉ để lại những người nghèo đặng trồng vườn nho mà có thể người Ba-by-lôn sử dụng . Phần còn lại nói về hết thảy tài sản của Y-sơ-ra-ên bị đem đi qua Ba-by-lôn.
52:24-27 Chúng ta thấy một danh sách người bị Nê-bu-xa-A-đan bắt. Đa số là thầy tế lề, thơ ký còn sót lại trong thành. Họ bị bắt dẫn đến Ríp-la và bị giết tại đó.
52:28-34 Có ba lần người Giu-đa bị bắt làm phu tù qua Ba-by-lôn và số người bị bắt dẫn đi mỗi lần :
Năm thứ 7 đời Nê-bu-cát-nết-sa : 3023 người
Năm thứ 18 đời Nê-bu-cát-nết-sa : 832 người
Năm thứ 23 đời Nê-bu-cát-nết-sa: 745 người
Tổng cộng có 4600 người bị bắt làm phu tù ở Ba-by-lôn.
Những câu cuối cùng 31-34, nói về con trai của Nê-bu-cát-nết-sa là Ê-vinh-Mê-rô-đác kế vị vua cha vào năm thứ nhất, trả tự do cho vua Giê-hô-gia-kin, đang bị giam trong ngục, không chỉ trả tự do mà Ê-vinh-Mê-rô-đác còn lấy lời lành nói với người và lập ngôi người cao hơn ngôi các vua cùng ở với mình tại Ba-by-lôn. Chúng ta không biết chính xác tại sao điều này lại xảy ra như vậy, chúng ta không có thông tin nào khác hơn thực tế sự đó đã xảy ra.